Ngày nay, live stream trên Facebook đang dần được xem là công cụ bán hàng online cho các chủ shop. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn phạm phải sai lầm làm giảm lượt xem dẫn đến việc mất khách. Vậy khi livestream bạn cần lưu ý điều gì? Cùng tìm hiểu ngay.

1. Thời lượng Livestream: Chỉ nên kéo dài từ 45-90 phút. Nếu làm livestream dưới 45 phút thì chưa đủ độ hot, độ tương tác và chưa có sức lan tỏa được. Nếu thực hiện quá 90 phút, lượt người xem sẽ giảm dần, những người xem ban đầu sẽ không còn duy trì cho đến khi kết thúc live vì họ không đủ kiên nhẫn và không đủ thời gian để xem trừ khi livestream quá hay, nhưng ít ai có thể làm được điều đó.
>>>>Dành cho bạn: Phần mềm quản lý bán hàng online
2. Chú trọng mô tả nội dung ở phần mô tả và tiêu đề:
Tiêu đề nên gây giật tít
Phần mô tả nên gạch đầu dòng hoặc làm nổi bật, nên nhớ chỉ nên viết những ý chính.
Tác dụng của mô tả: Giúp những người xem không vào kịp ngay từ đầu hoặc không thể nghe phần giới thiệu đầu livestream, có thể hiểu được nội dung buổi livestream của bạn đang nói gì.
>>>>Có thể bạn cần: Phần mềm ẩn bình luận fanpage
3. Tăng sự lan tỏa Livestream: Chúng ta nên share livestream đến nhiều nơi khác nhau, đặc biệt là những nhóm có đối tượng mục tiêu, share lên fanpage, lên tường của những tài khoản ảo, bất cứ đâu có thể share hiệu quả.
Để tiến hành share, chúng ta có thể thực hiện 2 cách:
Sử dụng 2 điện thoại:1 để live1 vào facebook để share
Sử dụng 1 điện thoại và 1 máy tính: có thể share trực tiếp hoặc copy link đó và dán lên tường, group, page sở hữu.
4. Tập luyện trước khi Livestream.
Người livestream nên tiến hành tập nói trước để tránh những tình huống không như ý.
Một số cách tập luyện:
Đặt điện thoại ở chế độ camera quay phim, quay lại đoạn mình nói. Sau đó mở ra nghe lại để xem mình nói đã trơn tru hay chưa, những hành động, biểu cảm, body languages của mình đã được hay chưa, nên chỉnh sửa những chỗ nào.
Đứng trước gương, sau đó tự nói một mình để biết ngôn ngữ biểu cảm, cách thức mình diễn đạt, ngôn ngữ hình thể của mình.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tiến hành livestream nhưng ở chế độ “chỉ mình tôi” để có thể thực tế hơn.
Sau khi đã tập luyện và chuẩn bị kỹ, chúng ta sẽ bắt đầu livestream công khai.
5. Đối với những trang hay Livestream có lượt người xem thường xuyên đông thì nên có một đội ngũ hỗ trợ. Những người này có thể làm nhiệm vụ gọi điện cho khách hàng ngay khi người đó để lại số điện thoại hay đã đặt hàng thông qua livestream.
Điều này sẽ giúp duy trì được cảm xúc của người xem, người mua hàng, để tránh trường hợp gọi sau khi kết thúc live sẽ làm người xem thay đổi quyết định,không cần hay không còn nhu cầu mua nữa, làm cho chúng ta mất đi đơn hàng.
6. Thần thái, cảm xúc và thái độ: Người livestream cần xây dựng hình ảnh của mình thật tốt, thật hấp dẫn, phong phú, hài hước,…vượt qua nỗi sợ hãi, ngại ngùng khi nói, tự tin và mạnh dạn làm, vì chỉ có bắt tay thực hiện thì chúng ta mới có thể rút ra được những kinh nghiệm và bài học thực tế, biết được chúng ta đang sai lầm ở đâu, chúng ta còn thiếu gì, cần sửa gì.