BỆNH LẬU CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?
Nhờ vào sự phát triển của nền y học hiện đại, bệnh lậu hoàn toàn có thể chữa khỏi được. Nhưng quan trọng là người bệnh cần phải tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, những tổn thương vĩnh viễn mà vi khuẩn bệnh lậu gây ra cho cơ thể sẽ rất khó để hồi phục. Chính vì thế, xét nghiệm và điều trị bệnh trong giai đoạn vi khuẩn mới bắt đầu xâm nhập rất quan trọng. Hiện nay, tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp, cụ thể như:

➤ Dùng thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh lậu: Trường hợp bệnh lậu ở giai đoạn nhẹ, song cầu lậu khuẩn có thể bị tiêu diệt nhờ vào thuốc kháng sinh đặc trị. Thuốc này có thể được sử dụng dưới dạng viên nén hoặc dung dịch tiêm. Bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị và thực hiện làm kháng sinh đồ. Từ kết quả của kháng sinh đồ, bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc kháng sinh đặc trị phù hợp.

Tuy nhiên, mối lo ngại hiện nay là vi khuẩn gây bệnh lậu đã có thêm khả năng đề kháng với thuốc kháng sinh. Điều này khiến cho quá trình điều trị bệnh lậu bằng kháng sinh ở một số trường hợp không đạt được kết quả như mong muốn.

➤ Dùng công nghệ gen DHA trong điều trị bệnh lậu: Đây là phương pháp tiên tiến, phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp bệnh nặng, cần tiến hành điều trị kết hợp giữa thuốc kháng sinh từ bên trong và DHA từ bên ngoài.

Xem thêm: [replacer_a]

BỆNH LẬU TÁI PHÁT DO ĐÂU?
Bệnh lậu có thể dễ dàng tái phát nếu không biết bảo vệ sức khỏe đúng cách. Thực tế cho thấy, có không ít trường hợp sau khi đã điều trị khỏi bệnh thì trở nên chủ quan, cho rằng bệnh sẽ không tái phát mà dẫn tới việc lơ là trong cách phòng bệnh. Những nguyên nhân khiến bệnh lậu tái phát bao gồm những nguyên nhân sau như:

✔ Quan hệ tình dục không an toàn:

Có không ít người bị bệnh lậu tái nhiễm lậu nhiều lần vì họ tiếp tục quan hệ tình dục không an toàn với người có mang mầm bệnh. Do đó, người mắc bệnh lậu thường được bác sĩ khuyên nên đưa vợ/chồng hoặc bạn tình đi kiểm tra để điều trị đồng thời. Bởi vì nếu chỉ điều trị từ một phía thì sẽ không bao giờ điều trị triệt để được vẫn gây hiện tượng tái nhiễm trở lại.

✔ Không kiên trì điều trị: Một số người bệnh khi thấy bệnh có dấu hiệu thuyên giảm liền tự ý ngừng điều trị hay tự ý cắt giảm liều lượng thuốc hoặc quan hệ tình dục trong quá trình điều trị, gây tái nhiễm bệnh.

✔ Dùng sai thuốc: Tình trạng này chủ yếu là do người bệnh tự chẩn đoán và mua thuốc về điều trị. Nhất là bệnh lậu ở nữ giới có triệu chứng khá giống với viêm nhiễm phụ khoa nên thường bị nhầm lẫn. Ngoài ra, lậu cũng là bệnh có tỷ lệ kháng thuốc cao nên các thuốc kháng sinh trước đây dùng để điều trị bệnh lậu chưa hẳn đã mang lại hiệu quả tốt cho người bệnh khiến bệnh lâu khỏi, dễ tái phát.

✔ Một số nguyên nhân khác: Không sử dụng đủ liều lượng, không điều trị các biến chứng chung, dẫn đến việc khó điều trị bệnh tận gốc, dễ tái phát liên tục, hoặc cơ thể yếu, sức đề kháng kém, hệ miễn dịch suy giảm, vô tình tiếp xúc với mầm bệnh khi cơ thể có vết trầy xước…

Xem thêm: Chi phí điều bị bệnh lậu có đắc không?

https://phongkhamcantho.vn/benh-lau-...i-can-tho.html