Hiện nay, việc xây nhà có tầng hầm đang ngày càng trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi hơn, bởi nó không chỉ đem lại công năng sử dụng đa dạng mà còn tiết kiệm chi phí hơn so với việc xây dựng thêm một tầng nữa. Vậy có nên xây nhà có tầng hầm? Tầng hầm nhà phố hay các công trình nhà ở dân dụng là không gian khá phổ biến trong các khu nhà đô thị, một giải pháp tiện ích giải quyết được chỗ để xe và hệ thống kĩ thuật, cũng như tăng diện tích sử dụng hữu ích. Tuy vậy, vấn đề chống ẩm và thoát nước,..nếu không bố trí và có những thiết kế hợp lí, tầng hầm có thể gây trở ngại trong quá trình sử dụng.

I) Nhà Có Tầng Hầm Là Gì?

Trước hết, chúng ta cần phải biết và hiểu rõ tầng hầm là gì. Tầng hầm là tầng nằm hoàn toàn dưới mặt đất. Hiểu một cách chung nhất.

Bạn cũng có thể hiểu đơn giản rằng là một tầng hầm được gọi là hầm khi mặt tầng trệt được thiết kế ngang với vỉa hè. Một lưu ý nho nhỏ bạn nên nhớ để sau này tận dụng không gian là tầng hầm có thể xây được thêm tầng lửng (nếu được sự cho phép của chính quyền). Ngày nay, không chỉ khách sạn, nhà hàng mới có tầng hầm mà rất nhiều nhà ở có thiết kế tầng hầm đẹp và sáng tạo

>>> Chi tiết: Tổng Hợp Kiến Thức về Xây Dựng – Tự Học Xây Dựng Dân Dụng

II) Nhà Bán Tầng Hầm Là Gì? 

Hay còn gọi là tầng nửa hầm, là tầng mà một nửa chiều cao của nó nằm trên hoặc ngang với mặt đất, phần còn lại nằm âm dưới lòng đất.

Hiểu đơn giản tầng bán hầm sẽ lấy được ánh sáng tự nhiên và thông thoáng hơn bởi có một phần chiều cao nhô lên khỏi mặt đất.

III) Có Nên Xây Nhà Có Tầng Hầm Hay Không?
a) Về tính thẩm mỹ của nhà có tầng hầm
Có thể thấy việc thiết kế xây dựng nhà, biệt thự có tầng hầm vừa đáp ứng được nhiều công năng cùng với đó là những yếu tố về thẩm mỹ trong kiến trúc vẫn không hề suy giảm, vẻ đẹp sang trọng vẫn được thể hiện nguyên vẹn với những đường khối khỏe khoắn, mạch lạc.

b) Về công năng nhà có tầng hầm
Xây nhà tầng có tầng hầm được sử dụng một không gian tiện tích cho một toà nhà, nơi đây có thể chưa các loại lò sưởi, máy nước nóng, hộp cầu chì, bãi đậu xe và các hệ thống điều hòa không khí khác nhau. .. đây là lý do quan trọng đến việc có nên xây nhà có tầng hầm hay không?
Bên cạnh đó tầng hầm là không gian để xe tiện lợi giải quyết được vấn đề “bố trí xe ở đâu” ở các thành phố lớn như TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng với diện tích ngày càng hẹp thì đây là một giải pháp tốt nhất nhằm tăng không gian sử dụng.
Đối với biệt thự tầng có tầng hầm có thể tận dụng để sưu tầm rượu (hầm rượu) hay những phòng sưu tầm lưu trữ đồ cổ, phòng chơi nhạc và các đồ sưu tầm khác…. nhằm tiết kiệm không gian cụ thể vừa tạo sự thuận tiện trong quá trình sử dụng.
IV) Các Lợi Ích Khi Xây Nhà Có Tầng Hầm
a) Không gian chứa các loại máy móc, hệ thống điều hòa
Nếu bạn không muốn tốn chi phí xây thêm kho trữ đồ, hãy tận dụng tầng hầm làm nơi lý tưởng để chứa các loại máy móc, hệ thống điều hoà hay đồ đạc không sử dụng đến, đảm bảo ngôi nhà của bạn sẽ trở nên gọn gàng, ngăn nắp hơn.
b) Nâng mặt bằng của các tầng khác cao hơn
Việc xây dựng tầng bán hầm tương ứng với việc mặt chung của ngôi nhà sẽ được nâng lên cao hơn. Từ đó, ngôi nhà của bạn sẽ thông thoáng hơn, đón nhận ánh sáng tự nhiên được nhiều hơn và cũng chống ẩm khá tốt.
c) Có vai trò thay gara
Đối với những căn nhà ống đẹp, tầng hầm sẽ là nơi phù hợp để làm gara để xe. Bởi vẫn đảm bảo thông thoáng, ánh sáng cho không gian nếu được thiết kế hợp lý.

V) Những Lưu Ý Khi Xây Nhà Có Tầng Hầm

Từ việc thiết kế như thế nào cho đến quá trình thi công việc đào đất xây dựng đến khi hoàn thiện tầng hầm khá phức tạp nếu không được xử lý hiệu quả sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu an toàn của toàn bộ ngôi nhà hoặc những công trình lận cận vì thế bạn cần nắm rõ những lưu ý dưới đây.

a) Quá trình đào đất có tầng hầm
Khi xây dựng nhà, biệt thự có tầng hầm nằm trên khu đất yếu thì trong quá trình xây dựng cần sử dụng những cọc khoan nhồi 300 – 400, khoảng cách giữa các cọc là vài tấc. Trên đầu cọc là đà giằng liên kết các cọc lại và phải có hệ giằng chống. có thể dùng thép hình chữ H, chữ L để giằng các cọc vây trong quá trình đào đất.
Riêng đối với mặt bằng tốt thì cần đào đến đây đặt gạch đến đó. Đây là khâu quan trong và tùy thuộc vào những nền đất khác nhau để đưa ra những phương án cho phù hợp. Vì thế câu hỏi xây nhà có tầng hầm hay không trở nên quan tâm.
Đối công trình hầm nằm trên đất tốt, có vị trí xây dựng giữa khuôn viên đất mới, sử dụng ví dụ như xây các biệt thự ở quê, vùng đất rộng thì nên dùng phương án ván ép định hình là tốt nhất. Đây là yếu tố quan trong trong việc có nên xây nhà có tầng hầm hay không.
b) Quá trình thi công nhà có tầng hầm
Trong quá trình thi công cần đưa ra những giải pháp chống thấm chủ động, chống thấm bị động để chống thấm từ dưới lên, từ ngoài vào với những giải pháp phù hợp.
Trước khi xây tô cần phải kiểm tra bê tông tường trong đất có bị thấm chảy hay không, nếu có thì cần xử lý ngay để đảm bảo tường, bê tông chỉ có thẩm ấm sau đó mới xây tường gạch, tại hố thu bố trí máy bơm để bơm nước lên hệ thống thoáng nước thấm ứ đọng…
c) Quá trình thiết kế nhà có tầng hầm
Theo kinh nghiệm thiết kế và thi công trình thực tế chúng tôi chỉ ra rằng nếu nhà có nhiều lầu, nhu cầu để xe cao thì làm hầm (hầm trọn vẹn hoặc bán hầm) sẽ rất thuận tiện. Có nên xây nhà có tầng hầm hay không cần quan tâm đến vấn đề này.
Tuy nhiên đối với trường hợp không quá cần thiết nên làm hầm theo dạng trệt thấp, bán hầm để giảm chi phí làm móng bè cho hầm, cũng như giải quyết được các yếu tố chiếu sáng, tránh ngập úng.
d) Thiết kế ánh sáng cho nhà có tầng hầm
Có nên xây tầng hầm hay không hay lưu ý khi xây tầng hầm thì việc thiết kế ánh sáng tự nhiên rất quan trọng để  mang đến sự thông thoáng, sạch sẽ.
Ở những tầng hầm hay bán hầm không thể bố trí giếng trời thì có thể chừa những khe hở nhỏ hoặc dùng gương phản chiếu để tránh cảm giác ngột ngạt ẩm thấp cho tầng hầm.

>>> Xem ngay: https://thietkexaydungdanang.com/co-...ham-hay-khong/

VI) Chi Phí Khi Xây Nhà Có Tầng Hầm
a) Chi phí xây dựng tầng hầm

Mẫu nhà có tầng hầm nổi có chi phí thường cao hơn 115-140% so với nhà không có tầng hầm. Chi phí xây tầng hầm sẽ phụ thuộc vào độ sâu của hầm:

Độ sâu: 1,2m - 1,8m: So với cote vỉa hè được tính bằng [170%] diện tích sàn nhân đơn giá xây dựng phần thô.
Độ sâu: 1,8m đến 2,5m: So với cote vỉa hè được tính bằng [200%] diện tích sàn nhân đơn giá xây dựng phần thô.
Độ sâu: >2,5m: So với cote vỉa hè được tính bằng [300%] diện tích sàn nhân đơn giá xây dựng phần thô.
b) Ví dụ cụ thể về cách tính chi phí xây hầm

– Nếu có tầng hầm sâu 1.2m chi phí tăng 115% so với không làm hầm

Tương tự:

Nếu có tầng hầm sâu 1,2m-1,8m: 170% x 100 x 3.000.000 = 510.000.000 (đồng). So với không làm hầm, chi phí tăng 119%
Đối với tầng hầm sâu 1,8-2,5m: 200% x 100 x 3.000.000 = 600.000.000 (đồng). So với không làm hầm, chi phí tăng tăng 123%
Tầng hầm sâu > 2,5m: 300% x 100 x 3.000.000 = 900.000.000 (đồng). So với không làm hầm, chi phí tăng tăng 137%
VII) Một Số Mẫu Nhà Có Tầng Hầm Hiện Nay