5 quy tắc quan trọng để xử lý những tình huống khó đỡ trong nghề môi giới

Có bao giời bạn dẫn khách hàng xem nhà sau đó gặp chủ nhà rồi hai bên tự lấy số điện thoại trước mặt bạn mà bạn không biết phải làm gì ?


Khi khách hàng và chủ nhà tự thương lượng hợp đồng khi không có bạn bên cạnh mà bạn không biết xử lý thế nào?.......


Đưa ra 5 quy tắc quan trọng khi đi thương lượng những giao dịch khó, xử lý những tình huống khó đỡ








1/ Bình tĩnh


Dù có gì xảy ra cũng phải đè cơn tức giận của bạn xuống, bạn không thể to tiếng tay đôi, bạn không để đối phương thấy bạn đang yếu cơ, bình tĩnh giúp bạn thông minh hơn, xử lý vấn đề tốt hơn.


2/ Tự tin


Bạn biết rõ lí do gì bạn đến đây, có mặt và xử lý tình huống. Dù cho đối phương của bạn là bất kỳ ai, dù lớn tuổi, dù giàu sang, dù họ có gì dữ dội hơn bạn rất nhiều thứ đi chăng nữa. Nhưng trong giao dịch họ là khách hàng, bạn là môi giới. Dù họ có ghê gớm dữ dội đi chăng nữa họ đã cần bạn là môi giới cho họ, bạn phải tự tin về điều này.
Chẳng lẽ bạn là đứa lơ tơ mơ, không biết gì? Chắc chắn là không? Vậy bạn là ai? Vai trò như thế nào? Bạn hãy thể hiện ra và làm hết trách nhiệm.

Tham khảo thêm phần mềm đăng tin bất động sản tại Website : http://pngocluan.blogspot.com/
3/ Không lo sợ


Tuyệt đối không sợ hãi trước những tiếng to, la sảng từ khách hàng. Mục đích bạn đến để giải quyết vấn đề, để tìm ra giải pháp tối ưu. Bạn không phải đến với tâm thế sợ sệt như đi ăn trộm. Nếu sai phải nhận lỗi, nếu đúng bạn phải có đủ lí lẽ thông minh, có trước có sau, hợp tình hợp lý để biện hộ cho quan điểm chính đáng của bản thân.




4/ Có sự chuẩn bị chu đáo


Trước khi đến làm việc bạn phải hoạch định ra trước kế hoạch, tình huống có thể xảy ra. Cụ thể cho từng tình huống, nếu nó xảy ra bạn ứng phó như thế nào? Lên kịch bản cho từng tình huống. Khi đến sự việc xảy ra trong kịch bản bạn hoàn toàn xử lý tốt.
Nếu nằm ngoài kịch bản bạn hãy lấy quan điểm chính đáng, điều mà bạn đang bảo vệ là kim chỉ nam ứng phó kịp lúc. Ít nhất cũng nghĩ ra được điều tồi tệ nhất, điều hoan hỷ nhất sẽ xảy ra là gì? Lường trước sự việc sẽ giúp bạn luôn bình tĩnh khi sự cố xảy ra.




5/ Linh động ứng biến


Nếu thấy tình huống theo chiều bế tắc, bạn phải biết đâu là điểm dừng lại, là người gỡ rối, bạn không thể giữ khư khư quan điểm đúng của bạn thôi, mà quên đi vấn đề cần phải giải quyết tốt nhất. Bạn đúng, người khác cũng có thể đúng, nên hãy luôn trong trạng thái nghĩ sự việc rộng ra, lớn hơn để tìm ra cách xử lý trơn tru, xuất sắc nhất.




Có bao giời bạn dẫn khách hàng xem nhà sau đó gặp chủ nhà rồi hai bên tự lấy số điện thoại trước mặt bạn mà bạn không biết phải làm gì ? Khi khách hàng và chủ nhà tự thương lượng hợp đồng khi không có bạn bên cạnh mà bạn không biết xử lý thế nào?.......


Trong trường hợp này hãy thật khéo léo nhắc khách hàng "Anh chị ơi nhớ có giao dịch thì đừng quên em nhé ? " nếu đã hết cách và luôn tìm cách tiếp cận sự việc 1 cách nhẹ nhàng uyển chuyển.


Sự đấu trí dựa trên những tình huống đã xảy ra, bắt buộc bạn phải xử lý rõ ràng, dứt điểm hơn cho những tình huống sau này. Việc gì xảy ra cũng phải có điểm nhấn, điểm nhá. Nếu bạn sai hãy nhận lỗi. Nếu bạn đúng hãy khéo léo, tự tin và bình tĩnh xử lý.

Xem thêm : https://pngocluan.blogspot.com/2020/07/uu-diem-va-nhuoc-diem-cua-2-loai-tin.html


Bạn không cần nói tay đôi
Bạn không phải hỗn xược
Bạn không phải to tiếng
Biết dùng kế sách lùi 1 bước tiến 2 bước
Biết "gom lại và chốt"
Biết bóp, siết, thả lỏng, cơi nới, nhẹ nhàng, mạnh bạo trong ý nghĩa câu từ, đi thẳng vấn đề lúc nào, đi vòng vòng lúc nào




Nên nhớ sứ mệnh của bạn là giải quyết được tối đa nhanh nhất có thể.
Nhường nhịn, thông minh, lắng nghe, nói hay nói đúng hoàn cảnh, tự tin trong giao tiếp sẽ giúp được bạn xử lý tốt mọi vấn đề.


Chúc bạn thành công trong nghề nhé !!!