Đường tắc thì ôtô chỉ có cách chờ, nhưng mà xe máy thì thoải mái luồn lách. Đi đến đâu cũng có thể đỗ xe, nhưng nếu ôtô, hãy nghĩ đến bãi đỗ trước khi nghĩ đến địa điểm muốn đến, tình hình phức tạp hơn rồi đây. Đường xấu, đường nhỏ xe máy vẫn ""xông pha"" tốt, nhưng ôtô thì tốt hơn đừng nghĩ tới.
Trong những năm gần đây,thị trường xe máy Việt Nam đã có sự thay đổi rất lớn. Cụthể là: sau khi công ty liên doanh Honda Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động thì người tiêu dùng Việt Nam giờđây đã có thể sử dụng những chiếc xe máy được sản xuất ngay tên lãnh thổ Việt Nam. Nhận thấy nhu cầu sử dụng xe máy của người dân Việt Nam là rất lớn, một số hãng sản xuất xe máy khác cũng đã tiến hành liên doanh với Việt Nam để thành lập công ty liên doanh sản xuất xe máy như: Việt Nam Suzuki, Yamaha Motor Việt Nam,... Bên cạnh đó, trong 5 năm trở lại đây, thịtrường xe máy Việt Nam thêm đa dạng bởi những chiếc xe máy Trung Quốc được nhập khẩu cũng nhưđược sản xuất ồạt tại Việt Nam mà chất lượng của nó thì không kiểm soát được.
Nhóm nghiên cứu đã xây dựng kịch bản dành cho xe máy sau năm 2030, khi đó GDP bình quân đầu người tại Hà Nội là 17.000 USD/năm và TP.HCM là 21.000 USD/năm, mật độ đường tại Hà Nội và TP.HCM đạt 4-6,5 km/km2, số lượng xe buýt từ 500-600 xe/triệu dân, tỷ lệ sở hữu ô tô con là 150 xe/1.000 dân, mạng lưới đường sắt đô thị đạt 20 km/triệu dân, phí đỗ ô tô và xe máy tăng gấp 3 lần hiện nay, thì vẫn có 70% số người chọn sử dụng xe máy hàng ngày cho dù có thực hiện được đúng quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng và giao thông công cộng đã vạch ra. Còn tại các địa phương, 90% số người vẫn sử dụng xe máy hàng ngày.
Độ máy (hay độ nội công) là thực hiện những thay đổi nhằm tăng công suất máy so với xe zin. Khi một người độ xe tiến hành độ máy thì thường họ sẽ kèm theo độ dàn ngoài để kiểu dáng xe phù hợp với thay đổi bên trong hơn và nhìn ""gấu"" hơn. Tuy nhiên, cũng không ít trường hợp chủ xe độ máy nhưng lại không động gì tới dàn ngoài vì họ thích che giấu sức mạnh tiềm ẩn bên trong con xe của mình. Tức là theo phong cách ""Bề ngoài ngoại thất hoang sơ. Bên trong nội thất nội công bất ngờ""
Độ xe có rất nhiều cấp. Từ cấp 1, cấp 2, cấp 3 cho tới cấp.........đại học !!!
Để đánh giá và xếp hạng cấp độ của độ xe là một việc rất khó vì nó khá là mông lung. Do đó, việc phân cấp gần như là theo cảm tính của mỗi người.
Các loại nhông xích, bánh răng, xích công nghiệp, bugi xe máy… ngày càng được làm tinh vi, phức tạp và rất khó để nhận biết. Mặt khác, tâm lý ham hàng rẻ của người tiêu dùng cũng là nguyên nhân khiến cho phụ tùng xe máy kém chất lượng có cơ hội được tìm kiếm tiêu thụ.
Xe đạp gắn máy hơi nước đầu tiên tại Pháp ra đời không lâu thì tại Mỹ, vào năm 1869, Sylvester H.Roper giới thiệu lần đầu tiên chiếc xe gắn động cơ hơi nước của mình tại Massachusetts. Sylvester Howard Roper (1823 - 1896) là một nhà phát minh sung mãn trên nhiều lĩnh vực. Hiện tại, nguyên mẫu chiếc xe gắn máy hơi nước Roper1869 được lưu giữ tại Viện Smithsonian Hoa Kỳ
Ông Toshio Kuwahara - Tổng giám đốc Honda Việt Nam từng khẳng định ""Honda Việt Nam không có quyền đưa ra chỉ thị với đại lý phải bán giá như thế nào mà chỉ có thể đưa ra giá đề xuất bởi theo luật cạnh tranh giữa Honda và HEAD là hai pháp nhân độc lập"". Liệu điều này có thực sự thỏa đáng khi Honda Việt Nam là đơn vị cung cấp sản phẩm, lập kế hoạch sản xuất để cung ứng theo nhu cầu của thị trường?
Số lượng xe máy lưu hành nhiều, đồng nghĩa với việc nhu cầu về phụ tùng thay thế bảo dưỡng, sửa chữa tăng. Ngày càng nhiều khách hàng có thói quen mang xe đến các đại lý chính hãng để sửa chữa, thay thế phụ tùng, kể cả từ việc thay từ lọ dầu máy. Riêng bán phụ tùng, lãi gộp tối thiểu của các đại lý cũng vào khoảng 25%.
"