Từ lâu giấy nhám đã được coi là một loại vật liệu không thể thiếu trong đời sống và hoạt động sản xuất của con người. Nó với công dụng mài mòn, đánh bóng bề mặt của các loại sản phẩm từ kim loại, gỗ, nhựa cho đến kính. Nhờ vậy các sản phẩm đạt đến được độ mịn theo yêu cầu và loại bỏ những lớp vật liệu trên bề mặt.



1. Giấy nhám có cấu tạo như thế nào?

Có nhiều loại giấy nhám khác nhau, tuy nhiên nhìn chung nó đều được cấu tạo bởi 3 bộ phận chính gồm hạt nhám, keo dính, giấy hay vải. Đặc điểm cụ thể của các bộ phận này như sau:

+ Hạt nhám còn gọi là hạt mài và cũng chính là thành phần quan trọng nhất để tạo nên giấy nhám, nhiệm vụ của nó là mài mòn, đánh bóng sản phẩm. Hiện nay, những loại giấy nhám được cung cấp trên thị trường phần lớn đều được làm từ các loại hạt mài như đá lửa, Garnet, Emery, oxit nhôm,Alumina-zirconia.

+ Keo dính là bộ phận thứ hai của giấy nhám đảm nhận nhiệm vụ kết nối hạt mài cùng với lớp vải hay giấy.

+ Giấy hay vải là bộ phận cuối cùng dùng để chứa hạt nhám.



2. Giấy nhám gồm những loại gì?

Như đã nói ở trên, giấy nhám có nhiều loại khác nhau và tùy theo sự phân loại theo chức năng hay độ hạt mà giấy nhám sẽ bao gồm những loại dưới đây:

a. Phân loại theo chức năng:

+ Giấy nhám thùng: Đây là loại giấy nhám được sản xuất dành riêng cho máy nhám thùng, chuyên dùng để làm mịn bề mặt của gỗ tự nhiên. Bề rộng của máy nhám thùng thường là 600 mm, 900 mm và 1300 mm.

+ Giấy nhám cuộn: Loại giấy nhám này có chiều rộng từ 300mm trở xuống và nó hay được đóng thành băng nhỏ để sử dụng cho các loại máy cầm tay như máy chà nhám tăng, máy chà nhám cạnh, mài bavia.

+ Giấy nhám tờ: Loại giấy nhám này thường có kích thước từ 230 x 280mm, nó hay được sử dụng để chà nhám phẳng thủ công hay sử dụng kết hợp cùng với máy rung cầm tay. Chúng hay được dùng trong quá trình sơn PU.

b. Phân loại theo độ cát:

Độ cát của giấy nhám sẽ là yếu tố giúp phân loại giấy nhám từ thấp đến cao tương ứng độ mịn của bề mặt sản phẩm sau khi xử lý.

P40: Loại giấy nhám này thường được dùng với mục đích phá bề mặt thô rap của gỗ và cho ra độ phẳng tương ứng.

P80: Loại giấy nhám này cũng được xếp vào loại giấy nhám phá, mang đến cho sản phẩm một bề mặt mịn mạng hơn.



P180: Có công dụng giúp bề mặt sản phẩm mịn hơn một chút để lót PU.

P240: Đây là loại nhám xả lót PU trong quá trình sơn

P320: Loại nhám xả với độ mịn màng cao

P400: Độ mịn lớn nhất trong số các loại giấy nhám hiện nay, đảm bảo mang lại sự mịn màng cho các sản phẩm yêu cầu cao.

Điều bạn cần lưu ý đó là khi độ nhám càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng càng nhanh hết cát hơn. Bên cạnh đó, một số nhà sản xuất hay nhà cung cấp còn quảng cáo về việc giấy nhám có độ mịn 500, 600, tuy nhiên thực chất nó chỉ dừng ở mức 400 là đã đáp ứng được yêu cầu của các vị khách khó tính rồi.

3. Những lưu ý khi dùng giấy nhám đánh bóng kim loại

Nếu dùng giấy nhám để đánh bóng kim loại bạn cần lưu ý những vấn đề như sau để đảm bảo an toàn và chất lượng đánh bóng.

+ Nếu thao tác thủ công, bạn cần phải dùng các vật dụng bảo hộ lao động như găng tay, kính chống bụi, khẩu trang,…Bởi những vật dụng này sẽ giúp bạn thoát khỏi được bụi bẩn, phôi từ bề mặt kim loại bám vào cơ thể gây sát thương.

+ Nếu thao tác bằng máy, khách hàng cần phải đảm bảo rằng các khớp nối của máy đã đủ chặt, có như vậy các bộ phận mới không bị văng ra ngoài làm tổn thương đến tính mạng và sức khỏe.

Qua bài viết trên bạn có thể hiểu rõ hơn về giấy nhám cũng như nắm bắt được phân loại, cách sử dụng giấy nhám sao cho đúng. Còn nếu muốn tìm một địa chỉ cung cấp giấy nhám chất lượng đừng ngần ngại nhấc điện thoại lên và gọi ngay cho chúng tôi bạn nhé!

Tham khảo thêm tại website:

Giay Nham | Giấy Nhám Nhật Tiến Hưng