Làm thế nào để đối phó với những khách mua nhà khó chiều ?

Mọi thứ có thể sẽ khá khó khăn và mệt mỏi khi bạn tự thực hiện việc đăng tin bán nhà, đặc biệt nếu đó là lần đầu bạn làm công việc này và còn gặp phải những khách mua nhà khó chiều, lắm đòi hỏi. Sau đây là một vài gợi ý hữu ích giúp bạn giải quyết những trường hợp như thế.
Những vị khách khó chiều
Đôi khi bạn có thể gặp phải một vị khách khó ưa khi họ luôn đòi hỏi mức giá rất bất hợp lý hoặc muốn có thêm nhiều những lợi ích khác từ bạn. Điều này rõ ràng là không hợp lý chút nào, vậy bạn cần làm gì nếu gặp phải trường hợp này? Hãy cùng tìm hiểu về hai kiểu khách mua nhà gây ra nhiều khó chịu thường gặp nhất, kèm theo đó là cách đối phó với họ.

Kiểu đầu tiên là những người cố tìm cách hạ thấp và chê bai đủ thứ về tài sản của bạn. Họ sẽ có cơ hội chiến thắng khi cố gắng đưa bạn vào thế phòng thủ. Sẽ không có gì đáng nói nếu đó là lời nhận xét tiêu cực đúng đắn, nhưng nếu đó là một chuỗi những lời đánh giá không tốt, không xác đáng đi cùng thái độ khó ưa của họ nữa thì đây là điều bạn cần quan tâm. Ngay cả khi chúng bị che giấu bởi vẻ ngoài lịch thiệp hay cách cư xử khéo léo, thì bạn vẫn đang gặp phải một người khách khó chịu thực sự.
Kiểu thứ hai là "người thích thêm bớt". Khi bạn nghĩ rằng các cuộc đàm phán đã hoàn tất và đôi bên đã chốt được thỏa thuận, rồi sau đó, tại nhiều thời điểm khác nhau, khi bạn tiến tới hoàn thành quá trình mua bán nhà đất, đối phương lại tìm cách đưa ra những đòi hỏi. Họ thường vờ rằng họ không biết thảm trải sản cần được mua mới, mái nhà cần được thay thế, đèn chùm pha lê trong phòng ăn không tốt, …, và lấy đó làm cái cớ để thay đổi nhiều thứ trong thỏa thuận.
Tham khảo thêm phần mềm đăng tin bất động sản tại Website : http://phanmembds.vn/
Tỏ thái độ không nhượng bộ khi cần
Cũng có khả năng là bạn sẽ gặp phải một người hội tụ cả hai kiểu khó ưa này, nhưng đừng chán nản. Bạn có thể đối phó với họ. Điều đầu tiên bạn cần làm là giữ bình tĩnh, vững tâm. Bất cứ khi nào bạn cần, hãy tự hỏi bản thân rằng: "Điều này có hợp lý không? Tôi có sẵn sàng chấp nhận điều này để đạt được thỏa thuận không?" Nếu câu trả lời của bạn là “có” thì bạn có thể thực hiện hoặc chấp nhận yêu cầu đó.

Hãy sẵn sàng nói lời từ chối nếu câu trả lời là "không" và bạn nhận thấy đòi hỏi của họ quá sức bất lợi với bạn. “Sẵn sàng bỏ đi" được coi là một trong những công cụ đàm phán mạnh mẽ. Nó thật đơn giản và cũng không khiến bạn phải trở nên đáng ghét.
Tuy nhiên, bạn cần giữ suy nghĩ rằng thỏa thuận vẫn chưa hoàn tất, ngôi nhà chưa chính thức được bán cho đến khi tất cả các cuộc đàm phán thực sự kết thúc. Nếu "thỏa thuận" đi đến thất bại, thì bạn cứ để nó diễn ra như thế bởi nó không mang đến những gì bạn xứng đáng có được.
Đối với những người “thích cò kè, thêm bớt”, có một cách văn minh để đối phó với họ, đó là hỏi lại họ câu hỏi, "Nếu tôi làm điều đó cho bạn, bạn sẽ làm gì lại cho tôi?" Mục tiêu của bạn là gửi tới đối phương ngụ ý rằng mỗi sự thêm bớt đếu có cái giá của nó và đó không phải là chuyện đương nhiên.
Lời kết
Nếu bạn chưa có phương án xử lý, bạn có thể nói: "Tôi sẽ trao đổi với bạn điều này sau." Đừng cho phép bản thân vội vã nếu bạn cần suy nghĩ kỹ lưỡng để đưa ra quyết định tốt nhất. Hãy bình tĩnh và thận trọng. Không ai có thể bắt bạn thực hiện việc mua bán mà không đem đến lợi ích tốt nhất cho bạn.
Hãy tiếp tục đánh giá tình hình và để ngỏ khả năng từ chối cho đến khi việc hoàn tất thỏa thuận. Bằng cách đó, bạn cũng không buộc bản thân mình làm những gì không đem lại lợi ích tốt nhất cho bạn.