Chống thấm nước trần nhà là một trong những thao tác cần thực hiện khi có hiện tượng thấm dột xảy ra. Đây được coi là hiện tượng thường thấy ở các công trình. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp tất cả các phương pháp để xử lý hiện tượng này.

Cách chống thấm dột nước trần nhà bị rạn nứt

1, Chống thấm bằng Sika
Sika là nguyên liệu nằm trong top các vật liệu dùng để chống thấm nước trần nhà. Khi xuất hiện các vết nứt hoặc vết rẽ khiến nước len lỏi vào tường nhà gây hiện tượng loang và dột thì bạn cần sử dụng sika để lấp kín những vết hư hại này. Sika ở dạng lỏng nên rất dễ thẩm thấu vào khu vực nứt rẽ, tạo màng chống thấm giúp đóng kín và ngăn chặn nước tiếp tục xâm nhập cả từ bên trong lẫn bên ngoài.

2, Dùng keo chống thấm
Keo chống thấm là cách mà nhiều gia đình tự dùng để sửa chữa tình trạng thấm nước. Sản phẩm này dễ dùng và mang lại hiệu quả cho những vết nứt rẽ diện tích nhỏ hoặc mức độ hư hại nhẹ.
3, Chống dột trần bằng nhựa đường
Nhựa đường thuộc thể bán rắn hoặc cũng có thể coi là chất lỏng. Nó có màu đen cùng độ nhớt cao. Khả năng bám dính của nhựa đường thì khó có loại keo nào địch nổi, vậy nhưng trước khi sử dụng bạn cần trải một lớp primer để tăng độ bền của vật liệu. Tính đàn hồi và dẻo dai giúp cho các vết nứt được gia cố bền chắc.

4, Dùng màng chống thấm
Một mặt của màng chống thấm phủ nhựa High Density Etilen, một mặt là lớp silicon. Chính lớp nhựa chuyên dụng này sẽ chống lại nhiệt độ ở mọi dạng thời tiết, là một lớp chắn để bảo vệ bề mặt trần khỏi các tác động bên ngoài. Cách dùng cũng đơn giản khi chỉ cần bóc mặt bên silicon và dán trực tiếp lên trên trần bị nứt là được.

5, Sử dụng chất phụ gia trong chống thấm
Các chất phụ gia trong chống thấm thường có dạng lỏng. Nó không dùng một mình mà đi kèm với xi măng, cát, bê tông. Có tác dụng tăng thêm độ bền của vật liệu và giảm thiểu sự giãn nở của vật liệu sau một thời gian sử dụng. Chất phụ gia được áp dụng khi trát lại những vết nứt, rạn hoặc được áp dụng ngay trong quá trình xây dựng ngôi nhà.

5, Phương pháp khò nóng
Một trong những phương pháp được đánh giá hiệu quả nhất chính là khò nóng. Được sử dụng ở các loại công trình lớn và do thợ chuyên nghiệp xử lý. Phương pháp này không gây độc hại, không ảnh hưởng con người và môi trường. Điểm trừ duy nhất là độ khó cao, cần phải có máy móc và kỹ thuật.

6, Dùng sơn chống thấm
Vừa có thể sửa chữa các vết nứt, giúp chống thấm nước trần nhà mà vừa mang lại thẩm mỹ cho ngôi nhà thì chính là sơn chống thấm. Thay vì dùng để khắc phục thì ngày nay sơn chống thấm được sử dụng nhiều hơn khi hoàn thiện công trình. Vừa tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà vừa tăng độ bền của công trình thi công. Bên cạnh đó công dụng chống tia UV cũng được đánh giá cao.

Chống thấm nước trần nhà cần lưu ý điều gì?

Những lưu ý khi chống thấm dột nước trần nhà bị rạn nứt

Những phương pháp chống thấm nên trên đều rất dễ áp dụng. Vậy nhưng trước khi lựa chọn cách nào thì bạn cần hiểu được nguyên nhân gây nên hiện tượng rò nước hoặc thấm nước của trần nhà. Với mỗi tình trạng, nguyên nhân và quy mô thiệt hại khác nhau sẽ có những phương pháp khác nhau để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Với tất cả các phương pháp xử lý trên, trước khi dùng trực tiếp vật liệu chống thấm, trần nhà cần được làm sạch sẽ, loại bỏ hết các lớp sơn trước đó và san phẳng bề mặt để đảm bảo vật liệu chống thấm bám dính và có hiệu quả cao nhất.
Khi chống thấm cho trần nhà, bạn cần tìm đơn vị thi công có kỹ thuật tốt và lưu ý sử dụng những sản phẩm chất lượng, an toàn cho người dùng. Nếu tự mình sửa chữa hãy đảm bảo an toàn tốt nhất cho bản thân.
Trên đây là 6 phương pháp dùng để chống thấm nước trần nhà. Chúc các bạn thành công!



Xem thêm: cẩm nang chống thấm đơn giản, hiệu quả

Công ty chống thấm Azclear - đơn vị có trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ chống thấm, chống thấm sân thượng, chống thấm tầng hầm, chống thấm tường, chống thấm nhà vệ sinh luôn là lựa chọn hàng đầu mà khách hàng không nên bỏ qua. Nếu bạn đang có nhu cầu chống thấm hãy liên hệ với Azclear để được tư vấn miễn phí và đặt lịch sớm nhất nhé.