Thác Vạn Mơ thời gian gần đây đang nổi lên như một điểm du lịch tự nhiên nhỏ thú vị gần thị trấn du lịch Thanh Thủy Phú Thọ, khách du lịch từ Hà Nội lên tắm suối khoáng mỗi mùa thường rất đông, biết tiện đường tạt qua chơi thác Mơ tham quan khám phá vẻ đẹp thiên nhiên hoang xơ chốn này.

Lí giải tên gọi thác Vạn Mơ

Nhiều khách đi du lịch đã tới đây do tình cờ biết được câu thơ :

Vạn – Mơ tên vợ tên chồng

Hoang sơ tìm đến

Dụng công tạo thành

Không giống những điểm chơi khác với những cái tên mỹ miều bắt nguồn từ những câu truyện lưu truyền. Thác Vạn Mơ thực chất là từ ghép tên anh Vạn, chị Mơ là cặp vợ chồng đã tìm ra dòng thác này, hiện cũng đang cư trú và khai thác du lịch dựa vào con thác luôn.

Ngoài tên gọi Vạn Mơ, thác còn được có những cái tên khác như thác Chòi, thác Chín tầng. Tuy nhiên, người dân vẫn quen gọi là Thác Mơ, rút gọn tên cũ để cho gần gũi hơn.

Hành trình tìm đến Thác Vạn Mơ từ condotel thanh thủy.
Thác Vạn Mơ thuộc xã Cự Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Lộ trình từ thị trấn Thanh Thủy xang đây chừng 10 cây số , cuối năm 2016 thì nhà nước đã xây dựng tuyến đường khá lớn vào đây nên hiện nay xe 45 cũng có thể tham gia giao thông thoải mái.

Từ Hà Nội, du khách lên thẳng đây không qua Thanh Thủy sẽ theo tuyến :

Hà Nội – Đại lộ Thăng Long – Đi đường qua làng văn hóa các dân tộc Việt Nam – Qua khu di tích K9 Đá Chông – Cầu Đồng Quang rẽ trái – theo đường đê tìm lên xã Cự Thắng, tìm Ngân Hàng nông nghiệp phát triển nông thôn Tất Thắng, đến khu vực này hỏi tiếp đường đi Thác Vạn Mơ, từ đây chừng 4 km nữa thôi là đến, mà đi đường đồi nên cũng không có biển báo gì hết, phải chủ động hỏi người dân chỉ đường.

Xem thêm: Căn Hộ Khách Sạn Condotel Wyndham Thanh Thủy

Đi gần đến thác Vạn Mơ, men theo con suối nhỏ, du khách đã có thể nghe được tiếng thác nước rì rào, ngửi được mùi hương của cây rừng hay đâu đó có tiếng chim vang vọng. Tất cả như khiến con người hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, quên đi những mệt mỏi của một chuyến đi dài.

Quang cảnh rừng núi hoang xơ quanh thác
Cái đẹp của Thác Vạn Mơ còn có sự góp phần của những bộ rễ cây cổ thụ, chằng chịt của rừng