In lưới là gì? Đặc điểm nổi bật của kỹ thuật in lưới hiện nay là gì? Có lẽ đây có một trong số những câu hỏi mà rất nhiều người đang quan tâm và cần lời giải đáp. Để có câu trả lời cho những câu hỏi này các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của In129 nhé!
Công nghệ in lưới là gì?
In lưới là gì? In lưới là một dạng kỹ thuật in dựa trên nguyên lý mực thấm qua hình ảnh sẽ được in lên bề mặt vật liệu bởi trước đó một số mắt lưới đã được bịt kín bằng hóa chất.
Trong quá trình thực hiện kỹ thuật in lưới người ta sử dụng một khung gỗ sau đó căng một tấm lụa mỏng như khung thêu. Nên trước phương pháp này còn được gọi là in lụa, sau này đã có một số vật liệu khác có thể thay thế như vải bông, vải sợi, lưới kim loại nên cách gọi chung là kỹ thuật in lưới.

Những ưu và nhược điểm của công nghệ in lưới
Ưu điểm
Tuy đã xuất hiện từ rất lâu đời, nhưng hiện nay in lưới vẫn được áp dụng phổ biến trong ngành may mặc bởi có những ưu điểm sau:
  • Giá thành rẻ: In lưới có giá thành rẻ nhất so với các phương pháp in ấn khác.
    Chất lượng in tốt: Các sản phẩm được tạo ra có độ bóng cao, hình ảnh sắc nét
    Có độ bền: Công nghệ in lưới giúp sản phẩm bền màu theo thời gian, hạn chế khả năng bị phai màu trong quá trình sử dụng.
    In trên mọi vật liệu: Có thể áp dụng kỹ thuật in này trên mọi vật liệu khác nhau, kể cả những bề mặt không phẳng như: cốc chén, áo phông,…
    Đa dạng mực in: Có thể sử dụng những loại mực in khác nhau hoặc những nguyên liệu đặc biệt để tạo ra những hiệu ứng khác như di chuyển hay tạo chữ nổi,…
Nhược điểm
Kỹ thuật in lưới mặc dù có rất nhiều ưu điểm nhưng nó cũng không phải không có nhược điểm. Dưới đây là một vài hạn chế của in lưới mà các bạn cần biết:
  • Số lượng màu khi in lưới không phong phú
    Kỹ thuật in lưới này không in được các hình ảnh có độ chuyển màu gradient bởi số lượng màu bị hạn chế
    Tốc độ in khá chậm, tốn nhiều thời gian và không phù hợp với các dòng sản phẩm cao cấp. 
Ứng dụng của công nghệ in lưới trong cuộc sống
Kỹ thuật in lụa tuy có tốc độ in khá chậm nhưng ưu điểm của nó là có thể in ấn  trên mọi vật liệu, thậm chí trên cả những sản phẩm có bề mặt không bằng phẳng. Do đó, ứng dụng của phương pháp in lưới rất phổ biến và xuất hiện ở mọi ngành nghề.
Dưới đây là một số ứng dụng của kỹ thuật in lưới:
  • Áp dụng in trên nhiều vật liệu khác nhau với nhiều hình dạng, kích cỡ khác nhau như: bút, áo phông, túi giấy, hoa văn trên vải, mạch điện tử,…
    In lưới là phương pháp in bổ sung trong các công đoạn thành phẩm sau in như: thẻ cào, phủ UV cục bộ,…
    Áp dụng trong in thiệp cưới, những tấm thiệp cưới được in bằng công nghệ này có chất lượng rõ nét và ít phai màu

Quy trình in lưới sẽ được diễn ra như thế nào
  • Bước 1: Chuẩn bị bản in bằng chất liệu gỗ hoặc nhôm có bọc lưới một mặt phơi khô cùng phim dùng để chụp bản, keo chụp bản và bột bắt sáng.
    Bước 2: Chụp bản để chuyển hình ảnh cần in lên khung. Trong đó, bạn pha keo chụp bản với một ít bột bắt sáng rồi phủ một lớp mỏng lên lưới in và sấy khô. Tiếp theo thì bạn dán tấm phim lên khung lưới và đặt lên bàn chụp có đèn sáng mạnh. Sau đó mọi người xịt nhẹ qua vòi nước và sấy khô bản để in.
    Bước 3: Pha mực thủ công do hiện nay chưa có máy pha mực. Do đó, mọi người cần chọn chất liệu pha mực phù hợp với từng chất liệu.
    Bước 4: Canh tay kê và in lên sản phẩm để định vị khung in. Khi đã hoàn tất thì bạn chỉ việc in lên sản phẩm. Trong đó, mực in và kỹ thuật in của sẽ ảnh hưởng nhiều đến tính thẩm mỹ của bản in.
    Bước 5: Tẩy rửa bản in sau khi đã in xong một cách sạch sẽ để tiện cho lần in sau.
Trên đây là những thông tin về in lưới cho mọi người tham khảo. Hy vọng những chia sẽ trên đây do In129 là những chia sẻ hữu ích nhất giúp mọi người hiểu hơn về công nghệ in lụa đang ngày càng phổ biến này. 
Bạn quan tâm: Gia công hộp giấy chuyên nghiệp