1. Chất liệu gia công, sản xuất tủ gỗ đựng đồ khô
Khi lựa chọn chất liệu cho mẫu tủ đựng đồ trong bếp bằng gỗ, bạn có hai lựa chọn chính là gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp.

Gỗ tự nhiên có ưu điểm về độ bền cao, vân gỗ đẹp và mang lại vẻ sang trọng cho sản phẩm. Tuy nhiên, giá thành thường cao hơn và có thể dễ bị cong vênh, nứt nẻ nếu không được bảo quản tốt. Một số loại gỗ tự nhiên phổ biến dùng làm tủ gỗ đựng đồ khô là Sồi, Thông, Xoan Đào, Gõ Đỏ...



Còn gỗ công nghiệp có ưu điểm về giá thành rẻ, đa dạng mẫu mã và màu sắc. Tuy nhiên, độ bền thường không cao bằng mẫu tủ đựng đồ trong bếp gỗ tự nhiên. Một số loại gỗ công nghiệp phổ biến dùng làm tủ gỗ đựng đồ khô là MFC nhập khẩu, MDF lõi thường, MDF lõi xanh...

Việc lựa chọn phụ kiện tủ bếp bằng loại gỗ nào phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng, ngân sách và mong muốn của bạn.



Ngoài ra, cần chú ý đến độ ẩm của gỗ để tránh tình trạng co rút, nứt nẻ, mối mọt sau khi sử dụng. Để đảm bảo tính bền vững, việc chọn gỗ có nguồn gốc rõ ràng, đã qua tẩm sấy, xử lý trước khi chế tác là lựa chọn thông minh.

Đối với khu vực tiếp xúc với nước hoặc có độ ẩm cao, nên chọn gỗ có tính năng chống nước tốt hoặc sử dụng phụ gia chống nước để bảo vệ tủ gỗ đựng đồ khô.

Nhiều loại gỗ, nhất là gỗ tự nhiên, có hệ vân độc đáo, tạo nên tính thẩm mỹ khác biệt, đi cùng năm tháng. Tuy nhiên, cân nhắc giữa chất lượng và giá cả để đảm bảo loại gỗ bạn chọn vừa bền đẹp, vừa hợp ngân sách gia đình.



2. Kích thước tủ đồ khô bằng gỗ
So với tủ đựng đồ khô nhà bếp inox 201 hay 304 được thiết kế sẵn theo kích thước tiêu chuẩn, tủ gỗ đựng đồ khô thường “may đo” theo yêu cầu, không quá cứng nhắc, rập khuôn.

Theo đó, tùy vào diện tích và nhu cầu sử dụng của gia đình hoặc tham khảo tư vấn của đơn vị thiết kế, thi công tủ bếp để có quyết định chính xác nhất.

Tốt nhất nên xác định chiều cao, chiều rộng và chiều sâu của tủ để đảm bảo có đủ không gian lưu trữ cho các loại thực phẩm khô mà không gây cảm giác chật chội hay lãng phí không gian.

Hơn nữa, cần lưu ý kích thước tủ đồ khô tương xứng với các thiết bị bếp khác trong căn bếp để tạo sự hài hòa cho tổng thể. Quá trình đo đạc, tính toán tỉ mỉ sẽ giúp hoàn thiện tủ gỗ đựng đồ khô có kích cỡ chuẩn đẹp, tạo ra bố cục bếp thẩm mỹ, tiện nghi.



Được biết, việc chọn kích thước tủ đựng đồ khô nhà bếp không chỉ liên quan đến việc lưu trữ mà còn ảnh hưởng đến trải nghiệm và vẻ đẹp cho căn bếp. Bạn có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia hoặc người có kinh nghiệm trước khi quyết định lựa chọn kích thước cuối cùng cho tủ gỗ này.

Thông thường, kích thước chiều rộng của các loại tủ dao động từ 35 đến 42cm, chiều sâu nằm trong khoảng 48 đến 50cm, còn chiều cao khoảng 165 đến 200cm.

Bên trong tủ gỗ đựng đồ khô, không gian được chia thành các khoang khác nhau để lưu trữ các loại thực phẩm, chai lọ nên chiều rộng của mỗi khoang khoảng 40 đến 60cm là hợp lý.

Về tải trọng, mặc dù mẫu tủ đựng đồ trong bếp thường được sử dụng để lưu trữ các loại thực phẩm khô, nhưng thực tế chúng thường chứa rất nhiều đồ và cả nước uống đóng chai, nước ngọt… các loại.

Do đó, để đảm bảo tính ổn định và an toàn trong quá trình sử dụng, tải trọng lý tưởng của sản phẩm nằm trong khoảng 50 - 80kg là được.



3. Kiểu dáng của tủ gỗ đựng đồ khô
Tuy chất liệu gỗ khó tạo tác khuôn dáng mềm mại, bo cong đa dạng như tủ đựng đồ khô nhà bếp bằng inox nhưng cũng không thiếu các mẫu đẹp, sáng tạo, linh hoạt kiểu dáng cho bạn lựa chọn.

Từ tủ gỗ đựng đồ khô cánh mở, cánh kéo đến tủ kết hợp kệ, mỗi kiểu dáng mang đến những ưu điểm và phù hợp với các nhu cầu sử dụng khác nhau.

Khi lựa chọn kiểu dáng, điều quan trọng là phải cân nhắc đến phong cách nội thất bếp. Nếu bạn ưa chuộng sự hiện đại và gọn gàng, có thể lựa chọn tủ cánh mở. Còn nếu không gian hạn chế, muốn tối ưu hóa diện tích, tủ cánh kéo có thể là lựa chọn phù hợp hơn.



Trên thực tế, tủ cánh mở dễ lấy đồ hơn so với tủ cánh kéo nhưng lại chiếm diện tích khi mở ra. Trong khi đó, tủ cánh kéo giúp tiết kiệm diện tích và tạo ra sự gọn gàng, nhưng việc lấy đồ từ bên trong có thể không tiện lợi bằng tủ cánh mở.

Do vậy, trước khi quyết định lựa chọn kiểu dáng, bạn hãy xem xét cẩn thận đến các yếu tố như phong cách nội thất, không gian sử dụng và tính tiện nghi để chọn ra lựa chọn ưng ý nhất cho căn bếp gia đình.



4. Chi phí đầu tư tủ gỗ đựng đồ khô
Chất liệu gỗ, kiểu dáng, kích thước tủ đồ khô… là những yếu tố chính ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.

Nên xác định trước ngân sách để bạn chọn được sản phẩm phù hợp với túi tiền của mình. Đồng thời, so sánh giá cả giữa các đơn vị cung cấp để có được mức giá tốt nhất.

Hiện giá tủ gỗ đựng đồ khô trên thị trường dao động từ 1 – 3 triệu đồng trở lên, tùy thuộc vào các yếu tố kể trên.

Mức giá cao thường đi đôi với chất lượng và tính thẩm mỹ vượt trội nhưng bạn cũng có thể tìm thấy những sản phẩm chất lượng với mức giá phải chăng nếu biết cách tìm kiếm.



=> Xem thêm:

9 Loại Tủ Đựng Đồ Khô Inox Sang – Xịn – Giá Tốt Nổi Bật Nhất
Tủ Đồ Khô Giá Rẻ Có Những Loại Nào Đẹp, Đáng Mua Nhất Hiện Nay?
Tủ Kho Thông Minh Là Gì? Bật Mí TOP Mẫu Tủ Kho Bền Đẹp, Bán Chạy Nhất
5. Chế độ bảo hành sau khi mua
Chế độ bảo hành giúp bảo vệ bạn trước các rủi ro và vấn đề có thể phát sinh trong quá trình sử dụng tủ gỗ đựng đồ khô. Song song đó, đây cũng là cam kết về chất lượng tủ đựng đồ khô nhà bếp từ nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp.

Bạn có thể kiểm tra kỹ các điều khoản của chế độ bảo hành, bao gồm thời gian bảo hành, phạm vi bảo hành và các điều kiện cụ thể trước khi mua. Một chế độ bảo hành, bảo trì tốt sẽ mang lại sự yên tâm và tin tưởng cho bạn trong suốt quá trình sử dụng sản phẩm.
Xem thêm tại: https://noithatviva.vn/tin-tuc/tu-go...c-khi-mua.html