Gout là một trong những bệnh lý xương khớp khá phổ biến hiện nay. Bệnh không chỉ gặp ở nam giới mà tỷ lệ nữ giới mắc phải ngày càng cao. Tình trạng bệnh đang trẻ hóa từng ngày và gây ra rất nhiều bất tiện cho người bệnh. Do đó nhiều người bệnh băn khoăn rằng liệu Bệnh gout có khỏi được không và điều trị bằng cách nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết.



PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GOUT

1. Tự chăm sóc tại nhà
Hầu hết các biện pháp điều trị bệnh gout đều nhằm mục đích giảm nồng độ acid uric và ngăn chặn các cơn đau. Người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp như sau để cải thiện các cơn đau do gout:

➤ Chườm lạnh: Chườm túi đá ở vùng bị đau sẽ giúp cải thiện các cơn đau nhẹ ngay lập tức. Khi chườm, người bệnh nên bọc viên đá trong túi đá để tránh tình trạng bỏng lạnh, chườm lên khớp bị tổn thương từ 15-20 phút. Có thể chườm đá vài lần mỗi ngày để tăng cường hiệu quả giảm đau.

➤ Nghỉ ngơi: Cố gắng giữ yên các khớp bị ảnh hưởng để chống viêm và giảm đau. Do ngón chân thường xuyên bị ảnh hưởng nhất nên người bệnh cố gắng nâng cao bàn chân khi di chuyển bằng cách chống nạng hoặc các dụng cụ hỗ trợ khác để giảm sưng ngón chân.

➤ Giảm cân: Nên có kế hoạch giảm cân và duy trì cân nặng để giảm bớt áp lực lên cơ thể, đặc biệt là các khớp ở chân.




2. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng chữa gout
Việc thiết lập một chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hợp lý có tác động tích cực đến hiệu quả điều trị bệnh gút. Người bệnh không nên ăn thịt đỏ, nội tạng động vật, cá, tôm và các loại thực phẩm chứa nhiều nhân purin… Tránh uống rượu bia và các đồ uống có cồn khác.

Nên bổ sung trái cây và rau xanh, vẫn có thể ăn trứng và thịt nhưng không quá 150 gam mỗi ngày. Đồng thời, vận động thường xuyên và uống nhiều nước (2-2,5 lít mỗi ngày, tùy theo nhu cầu của mỗi cá nhân).

Chế độ ăn uống phù hợp với người bệnh gout


3. Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc tây được dùng để điều trị hạ acid uric máu gồm:

- Thuốc Allopurinol ức chế tổng hợp acid uric. Tác dụng phụ của thuốc là rối loạn tiêu hóa, mẩn ngứa ngoài da.

- Thuốc probenecid làm tăng thải acid uric qua nước tiểu. Thuốc được chỉ định khi bệnh nhân không dung nạp allopurinol.

- Thuốc uricozym làm tiêu acid uric: chuyển acid uric thành allantoin hòa tan.

Ngoài ra, thuốc giảm đau, chống viêm cũng là thứ không thể thiếu trong quá trình điều trị Gout. Colchicin được sử dụng để giảm đau, kháng viêm trong cơn gout cấp, liều khuyến cáo là 1mg/ngày. Có thể phối hợp với thuốc giảm đau kháng viêm không steroid nếu không có chống chỉ định với thuốc này.




Phòng khám Xương khớp Hoàn Cầu có địa chỉ tại 80-82 Châu Văn Liêm,P.11, Q.5, TP.HCM, là cơ sở khám, chữa bệnh đã được Sở Y tế cấp phép trong các hoạt động thăm khám và điều trị các bệnh lý về xương khớp. Đồng thời, phòng khám còn được đánh giá cao bởi tay nghề bác sĩ giỏi chuyên khoa xương khớp, quy mô rộng lớn, được trang bị đầy đủ các thiết bị và phòng chức năng chuyên sâu trong lĩnh vực xương khớp,...

Đến nay, phòng khám đã đáp ứng tốt nhu cầu khám và chữa các bệnh về xương khớp phổ biến như gout, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, loãng xương, tê bì chân tay, phong thấp, thoát vị đĩa đệm,... cho rất nhiều bệnh nhân.

Trong suốt nhiều năm hoạt động, Phòng khám Xương khớp Hoàn Cầu luôn giữ được phong độ trong công tác chẩn đoán và điều trị bệnh xương khớp, mang đến kết quả tốt, sự hài lòng cho đông đảo bệnh nhân. Vậy nên, nếu gặp phải bất cứ vấn đề nào về xương khớp, người bệnh có thể yên tâm chọn Phòng khám Xương khớp Hoàn Cầu để được điều trị bằng những phương pháp hiệu quả.



Hy vọng từ bài viết chia sẻ về Bệnh gout có thể chữa khỏi được không?​, bạn đã nắm được những thông tin quan trọng để bảo vệ sức khỏe xương khớp cho mình. Để được tư vấn thêm về các vấn đề sức khỏe khác, hoặc đặt trước lịch thăm khám bệnh xương khớp, tránh mất thời gian chờ đợi, hãy nhấn ngay vào KHUNG CHAT bên dưới hoặc gọi đến Hotline 028 3817 2299.


Nguồn: https://phongkhamdakhoahoancauxk.vn/...uoc-khong.html

Thông tin liên hệ: Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu