Tồn tại những tâm sự không phải ai cũng thấu về công việc của nhân viên Buồng phòng và những khó khăn trong nghề mà đôi khi, họ chỉ cần đồng nghiệp thuộc bộ phận khác, nhất là lễ tân hay “nhị vị thượng đế” thông cảm và thấu hiểu, dù là một chút ít…

- Khách lưu trú khi check-in tại khách sạn đôi khi sẽ phải mất một chút ít thời gian chờ đợi. Nguyên nhân là phòng chưa sẵn sàng để phục vụ. Bởi, việc chuẩn bị phòng cho khách mới đến sẽ tốn gấp 2 lần thời gian làm sạch phòng cho khách đang lưu trú; vì việc làm sạch phòng cho khách mới phải đạt 100% chỉ tiêu, mọi thứ trong phòng đều cần được kiểm tra và thực hiện hoàn hảo, từ tấm drap giường đã được vuốt thẳng chưa, ga giường có vết bẩn không, các amenities có đủ không, cho đến bản hướng dẫn xem TV, thực đơn nhà hàng đã có chưa…

Xem thêm: xe làm phòng: Xe làm buồng phòng khách sạn. Giá xe đẩy dọn phòng khách sạn



- Một số khách sạn (quy mô nhỏ, nhà nghỉ) từng triển khai ý tưởng “không dọn phòng hàng ngày” hoặc “không thay drap mỗi ngày” nhằm kêu gọi khách bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, điều này có thể gây ra những hệ lụy khôn lường hơn về vấn đề vệ sinh phòng đối với khách ý thức kém hoặc tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn cho du khách khi họ gặp những vấn đề về sức khỏe hay thực hiện các hành vi trái quy định. Mặt khác, với những khách sạn thuê Housekeeping theo giờ, dĩ nhiên thu nhập của nhân viên đó sẽ suy giảm nếu khách yêu cầu không cần thay drap, làm sạch phòng vì khối lượng công việc ít hơn.

Xem thêm: xe phục vụ thức ăn: Xe đẩy phục vụ nhà hàng, khách sạn

- Trung bình, một Housekeeping làm sạch khoảng 12-15 phòng/ ngày, cao nhất có khi lên đến 30 phòng/ ngày, tùy lượng khách và quy mô khách sạn. Và mọi nhân viên đều kỳ vọng làm xong việc trong vòng 8 tiếng đồng hồ của ca. Do đó, đôi khi, dù một số phòng có treo bảng “Không làm phiền” bên ngoài cửa nhưng nhân viên vẫn buộc phải làm phiền; nhất là những phòng khách check-out trễ trong khi sắp phải đón khách check-in mới ngay. Vì vậy, thay vì khó chịu và càu nhàu vì tiếng gõ cửa, nhân viên Buồng phòng luôn mong các vị khách hiểu rằng họ chỉ muốn hoàn thành xong công việc của họ.

- Housekeeping không chịu trách nhiệm phải để mọi thứ trong phòng đúng theo sắp đặt của khách, nhất là những khách có thói quen bừa bộn, quăng đồ vật lung tung khắp phòng.

- Nhiệm vụ của Housekeeping là làm sạch phòng, sắp xếp lại mọi thứ trong phòng theo chuẩn phòng khách sạn để phục vụ khách. Do đó, mọi chai lọ quăng trên bàn, vỏ trái cây vứt trên ghế hoặc vết sốt từ bánh pizza bám trên thành giường… đều được Housekeeping thu gom và dọn dẹp. Tuy nhiên, nếu khách làm đổ lọ sơn móng tay lên ga giường, làm vỡ ly tách, say sỉn nôn mửa khắp phòng thì dĩ nhiên, khách sẽ phải trả thêm tiền cho khách sạn.

- Housekeeping là ngành nghề có tỷ lệ thương tật cao nhất trong các bộ phận của nghề khách sạn; trong đó, trật khớp, đau lưng, vai gáy, thoái hóa cột sống, đau cơ… là những chấn thương thường gặp nhất

- Nếu có ý định tip cho Housekeeping, hãy gửi tiền dưới gối và để lại vài dòng chữ cho họ. Không nhân viên buồng phòng nào được phép lấy tiền mặt khách đặt trên bàn hay trong tủ quần áo khi trả phòng mà phải chuyển số tiền đó cho phòng quản lý đồ thất lạc. Ngoài ra, một số khách sạn còn “cấm” nhân viên nhận tiền tip…



Hãy đảm bảo mọi thứ đã được tắt và không một biển báo nào có trên cửa khi rời khách sạn là cách tốt nhất mà bạn - khách lưu trú lịch sự và “có tâm” đang làm để giúp đỡ nhân viên khách sạn! Đôi khi, đi ngược hay chống lại “bản năng” và những hành động chủ quan cho là tốt lại mang đến nhiều hơn những giá trị tốt đẹp cho người khác. Bởi, sẽ chẳng có ích lợi hay ý nghĩa gì nếu lòng tốt không được đặt đúng chỗ…

Xem thêm: Thiết bị khách sạn: Đồ dùng dụng cụ khách sạn nhà hàng Paloca