Bàn chân được ví như “trái tim thứ hai” của cơ thể vì có chứa đến gần 70 huyệt đạo và các dây mút thần kinh ảnh hưởng trực tiếp đến phản xạ của não. Chăm sóc đôi bàn chân bằng cách dành 15-20 phút mỗi ngày để ngâm chân thư giãn là một phương pháp đơn giản mà cực kỳ hiệu quả đối với sức khỏe đặc biệt đối với những người bước sang tuổi trung niên. Vậy bạn đã biết các dụng cụ ngâm chân cần thiết nhất là gì chưa?
Ngâm chân là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để có một cơ thể khỏe mạnh. Ngâm chân với thảo dược đều đặn mỗi ngày không chỉ giải tỏa áp lực, căng thẳng trong cuộc sống mà còn hỗ trợ cải thiện sức khỏe - sắc đẹp một cách toàn diện. Cách tiến hành ngâm chân cực kỳ đơn giản nhưng để hiệu quả và có thêm nhiều lợi ích khác trong quá trình ngâm chân thì ta phải có đầy đủ các dụng cụ ngâm chân cần thiết.

1/ Dụng cụ ngâm chân cần dùng
Khi ngâm chân cần chuẩn bị 1 chiếc ghế, chậu ngâm chân hoặc thau, khăn lau, thảm trải và nhiệt kế( nếu có). Bạn nên chọn chậu ngâm chân bằng gỗ thay các chất liệu như nhựa, nhôm … vì loại chậu gỗ an toàn và không gây độc hại cho đôi chân.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ ngâm chân bạn bên tiến hành ngâm chân theo các bước sau:

Pha nước ngâm chân: Khi ngâm chân ở nhà bạn có thể pha cho muối vào nước ấm để ngâm chân. Hoặc có thể dùng các tinh dầu thảo dược nhỏ vào nước có tác dụng thư giãn và giúp máu được lưu thông tốt. Nhiệt độ nước ngâm chân từ 40- 50 độ C.

Ngâm chân : Việc ngâm chân rất đơn giản nhưng nếu ngâm đúng cách thì mới có tác dụng tốt.



+ Rửa sạch bàn chân bằng nước ấm sau đó dùng khăn lau khô.

+ Ngồi thẳng lưng và đặt hai chân nhẹ nhàng vào trong nước. Bạn nên để nước ngập đến mắt cá chân. Vì chủ yếu các huyệt đạo quan trọng ở mắt cá chân xuống lòng bàn chân.

+ Ngâm chân trong 15 phút nước bị nguội đi thì bạn nên bổ sung thêm nước ấm.

+ Thời gian ngâm chân tốt nhất là chừng phút, thời điểm tốt nhất là từ 9 giờ tối, nếu được thì duy trì mỗi tối hoặc ít nhất là 3 lần/ tuần.

+ Trước cũng như sau khi ngâm chân, bạn nên uống 1 cốc nước ấm để tránh cho cơ thể bị thiếu ước và tạo điều kiện tốt cho việc trao đổi chất, thải độc tố.

+ Sau khi ngâm chân xong bạn nên dùng khăn mềm lau cho chân được khô ráo.

2/ Ngâm chân nước nóng cần chú ý gì?
+ Nước để ngâm chân thư giãn có nhiệt độ từ 40- 50 độ. Để nhiệt độ quá cao làm tổn thương đến các mao mạch nhạy cảm dưới lòng bàn chân gây huy hiểm đối với sức khỏe.

+ Không nên ngâm chân ngay sau ăn vì khi đó cơ thể đang tập trung vào quá trình chuyển hóa thức ăn. Nếu ngâm chân sẽ làm khí huyết dồn chủ yếu xuống chân gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

+ Không nên ngâm chân sau khi uống rượu, lúc chân bị bong gân hoặc có vết thương ở chân.

+ Không nên bỏ xà phòng vào nước ngâm chân vì sẽ làm khô và nứt da chân.



+ Không nên dùng các dụng cụ ngâm chân có chứa hóa chất gây hại cho đôi chân.

+ Chọn không gian yên tĩnh và thoáng mát để không bị ảnh hưởng từ ngoại cảnh.

+ Nếu bạn đang bị sốt virus hay bị bệnh viêm nhiễm thì không nên tiến hành ngâm chân bằng nước ấm.

Các dụng cụ ngâm chân tuy là những vật dụng đơn giản nhưng lại rất cần thiết nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nười dùng. Để đạt hiệu quả tốt nhất bạn nên lựa chọn phù hợp và áp dụng ngâm chân kiên trì đều đặn mỗi ngày tránh ngắt quãng.
Nguồn: https://dongduocgiatruyen.com/dung-cu-ngam-chan